Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Những điều nên biết khi du lịch Nội Mông Cổ

Mông Cổ nổi tiếng là vùng đất của những thảo nguyên mênh mông lộng gió, của tiếng vó ngựa vang xa cả một vùng trời. Với vẻ đẹp bình yên trong trẻo, Mông Cổ nhanh chóng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, phía bên kia lãnh thổ có một vùng đất thuộc Trung Quốc, với tên gọi có nhiều nét tương đồng khiến nhiều người lầm tưởng là Mông Cổ. Đó chính là vùng Nội Mông – một trong năm khu tự trị của Trung Quốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa vùng Nội Mông và Mông Cổ.

1.Nội Mông – 1 trong 5 khu tự trị của Trung Quốc

Khác biệt hoàn toàn với Mông Cổ, Nội Mông Cổ là Khu tự trị nằm ở phía bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nội Mông có biên giới quốc tế với Mông Cổ  và Nga. Thủ phủ của Nội Mông là Hô Hòa Hạo Đặc. Các thành phố lớn khác bao gồm Bao Đầu, Xích Phong, và Ngạc Nhĩ Đa Tư.

Khu tự trị Nội Mông Cổ được thành lập vào năm 1947 từ một số tỉnh cũ của Trung Hoa Dân Quốc. Đa số cư dân của khu tự trị Nội Mông Cổ là người Hán, trong khi người Mông Cổ là một thiểu số đáng kể. Tiếng Mông Cổ tại khu tự trị Mông Cổ sử dụng chữ cái Mông Cổ truyền thống, thay vì dùng chữ cái Kirin như ở nước Mông Cổ.

Sau khi nhà Thanh chinh phục toàn cõi Mông Cổ, các bộ lạc chịu quy phục ở Mạc Nam (phía nam sa mạc Gobi) được gọi là “Nội Trát Tát Khắc Mông Cổ. Còn các bộ lạc thuộc phân nhóm Khách Nhĩ Khách (Khalka) và Vệ Lạp Đặc (Oirat) ở Mạc Bắc thì được gọi là Ngoại Trát Tát Khắc Mông Cổ. Đến cuối thời Thanh thì “Nội Trát Tát Khắc Mông Cổ” trở thành “Nội Mông Cổ”.

Khi thành lập khu tự trị Nội Mông Cổ vào năm 1947, người Hán đã chiếm 83,6% tổng dân số, trong khi người Mông Cổ chỉ chiếm 14,8%.

2.Bản sắc văn hóa người Nội Mông

Lễ cưới Erdos

Lễ cưới từ vùng Erdos được cho là có từ thế kỷ 15. Ngày nay, buổi lễ đã phát triển thành một phong tục độc đáo, giàu di sản văn hóa của Nội Mông.

Đám cưới bao gồm một loạt các nghi lễ đặc biệt, như tặng một chiếc khăn truyền thống được gọi là Hada để đính hôn, chào hỏi con rể, dâng cừu và cầu xin mẹ ban phước. Các thủ tục đã được bảo quản tốt trong suốt nhiều thế kỷ. Đám cưới là hiện thân của các nhân vật nghi lễ Mông Cổ và nhiều truyền thống dân tộc khác.

Nghi lễ tỏ lòng thành kính với Thành Cát Tư Hãn

Lăng Thành Cát Tư Hãn tại Ngạc Nhĩ Đa Tư là nơi linh thiêng để tỏ lòng thành kính với Thành Cát Tư Hãn. Sau khi ông qua đời năm 1227, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất bí mật theo phong tục địa phương. Để tưởng nhớ nhà lãnh đạo vĩ đại, người dân Mông Cổ đã xây dựng “Tám Nhà trắng ” bao gồm tám chiếc lều (yurt) trắng ở sa mạc phía bắc.

Một buổi lễ được tổ chức mỗi năm một lần để thờ cúng tổ tiên của người Mông Cổ và người anh hùng Thành Cát Tư Hãn. Hình thức tế lễ bao gồm động vật, một số đồ dùng hiến tế quý giá và đốt lửa. Buổi lễ phản ánh tình cảm dân tộc của người Mông Cổ.

Lễ hội Naadam

Lễ hội Naadam là một lễ hội truyền thống lớn của người Mông Cổ, được tổ chức ở hầu khắp các thảo nguyên nhưng lớn nhất vẫn là tại thủ đô Ulaanbaatar, bắt nguồn từ những ngày đầu của thế kỷ 12. Naadam có nghĩa là “giải trí” hoặc “thú vui tiêu khiển” trong tiếng Mông Cổ.

Năm 1206, lễ hội Nadam được tổ chức lần đầu tiên khi Thành Cát Tư Hãn được bầu làm Khả hãn Mông Cổ (Khả hãn là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ).

Kể từ hội chợ đầu tiên, ba môn thể thao đấu vật, đua ngựa và bắn cung luôn là sự kiện trọng tâm của các hoạt động tại Nadam. Trong quá khứ, người chiến thắng trong ba môn thể thao sẽ được trao tặng ngựa, lạc đà, cừu, trà nén và lụa làm giải thưởng. Ngày nay, nhiều hoạt động đã được thêm vào, chẳng hạn như polo, cưỡi ngựa, và các cuộc thi bóng khác song song bên cạnh các màn biểu diễn múa, hát truyền thống.

Năm 2010, Naadam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Lễ hội được tổ chức vào mùa hè hoặc mùa thu (thường là tháng 7 hoặc tháng 8) khi đồng cỏ xanh mướt đẹp mắt và vật nuôi đi thành bầy. Hội chợ thường diễn ra trong 3 ngày và kéo dài đến một tuần.

Tới dự lễ hội Naadam, bạn không chỉ được xem các màn biểu diễn thú vị mà còn được thưởng thức các món ăn truyền thống Mông Cổ, sữa chua dê, trà truyền thống…

3. Cảnh quan và khí hậu của Nội Mông

Địa hình chính ở Nội Mông là địa mạo cao nguyên có độ cao trên 1.000m và là cao nguyên cao thứ 2 trong số 4 cao nguyên của Trung Quốc. Một bộ phận nhỏ khác của Nội Mông là thuộc cao nguyên Hoàng Thổ. Ngoài cao nguyên, ở đây còn có các vùng núi, gò đồi, bình nguyên, sa mạc và phần còn lại của diện tích là mặt nước

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của vị trí và địa hình nên khí hậu của Nội Mông cũng rất phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung vẫn là ôn đới gió mùa lục địa là chủ yếu

Vào mùa xuân thì nhiệt độ tăng dần, Nội Mông có nhiều gió lớn. Đến mùa hạ thì bắt đầu có sự ấm lên rõ rệt nhưng kéo dài không lâu. Mùa thu, nhiệt độ ở đây giảm đi trông thấy, sương cũng đến sớm hơn. Cuối cùng, khi đông đến thì thời tiết trở nên lạnh giá khắc nghiệt và kéo dài với nhiều đợt gió lạnh thổi đến

Thông thường, mùa đông ở Nội Mông sẽ kéo dài từ 5 – 6 tháng, nhiệt độ ngày và đêm cũng có chênh lệch khá lớn, từ 13.50C – 170C. Chính vì vậy mà mùa hè chính là thời điểm thích hợp nhất để đến Nội Mông du lịch và tham quan vì khi đó thời tiết khá mát mẻ và cũng là cơ hội để bạn chiêm ngưỡng những đồng cỏ xanh bát ngát của Nội Mông. 

Leave a comment

Chơi Trung Quốc - Chọn CN Trip!

CN TRIP – Thuộc công ty TNHH Du Lịch và Công Nghệ Việt Nam. 
Thành lập từ: 09/11/2011 – MST: 0105622865

Địa chỉ văn phòng

Copyright © CN TRIP 2023 – Chuyên Tour Trung Quốc